top of page
Recent Posts
  • tesijones

Seeking a “Recipe” for Quy Nhon City and the Peripheral Areas


Climate change alongside shortcomings in urban planning, construction and development have adverse impacts on flooding and waterlogging in Quy Nhon city and the peripheral areas. At the “Flooding risk management in urban development in Quy Nhon city and the peripheral areas” workshop organized by the Department of Construction, scientists and researchers analyzed, identified causes and recommended solutions out of the problems…

Flooding not just due to climate change

Climate change has exacerbated flooding and waterlogging in the lower Kon and Ha Thanh rivers with increased flooding levels and prolonged waterlogging, said MA. Huynh Cao Van, Climate Change Coordinating Office of Binh Dinh province (Binh Dinh CCCO). In the severe flood event of September 2009, in Nhon Phu ward (Quy Nhon city) alone, there were appropriately 4,500 houses damaged, causing 80 billion dong in loss, while that of Nhon Binh ward was 200 billion dong…

One of the main reasons leading to serious flooding and waterlogging in Quy Nhon city and the peripheral areas are shortcomings in urban planning, construction and development. Construction works such as schools, industrial clusters have been developed without sufficient attention paid to flood water drainage, thus, causing flood water blockage. In addition, the majority of flood water drainage systems have been constructed not meeting technical standards, with a significant number of flood water drainage systems blocked by waste and parts of the rivers filled in with soils for house building.

Dr. Tran Van Giai Phong, the Institute for Social and Environmental Transition (ISET), provided an insight in the flooding situation in Quy Nhon city. In his opinion, flooding issues in Quy Nhon are caused by construction works being located in the flood water drainage and floodplain areas during the urbanization process, elevated and newly-built roads blocking flood currents, and improper bridge spans of new bridges restricting flood water to drain. Besides, new traffic routes, apartment buildings, and industrial zones have been constructed without flood water drainage systems being renovated at the same time, leading to exacerbated waterlogging in the lower and central areas of the city. Meanwhile, the city has not developed flooding maps in the lower areas, making it passive in flood warning and response. In case of a similar flood to the 2009, the situation and damages to Quy Nhon city will be more serious.

Architect Pham Thi Nham, Deputy Director of Vietnam Institute for Urban and Rural Planning (Ministry of Construction) said that while the risks of climate change do not manifest obviously in Quy Nhon city, the impacts of urbanization on flooding situation are evident, particularly in low-lying areas. In addition, despite existing urban planning, licensing for construction works that encroach into flood drainage and floodplain areas are still in place. It is obvious that Binh Dinh province is lacking not just flooding risk management solutions but also tools and legal corridor for management of urban planning and development.

Solutions for flooding risk management

At the “Flooding risk management in urban development in Quy Nhon city and the peripheral areas” workshop, scientists and researchers recommended a number of practical solutions to reduce flood damage to Quy Nhon city and the peripheral areas.

According to Dr. Tran Van Giai Phong, ISET, Quy Nhon city and the peripheral areas should strengthen protection and renovation of spaces for water; utilize online flooding management and projection tools that help forecast flood water levels, and flood water drainage capacity; provide earlier and more accurate warnings in the flood-prone areas; make more effective emergency response plans; and analyze water storage capacity of reservoirs in the lower areas… At the same time, spaces for water and prevention of constructions/projects encroaching into spaces for water should be included in urban planning and development. Furthermore, the local governments need to pay more aattention to site selection management for urban construction and development; manage construction density; and have measures to prevent flooding in low-lying areas.

Above: A multi-functional flood shelter constructed by CCCO Binh Dinh in Nhon Phu ward

MA.Huynh Cao Van, CCCO Binh Dinh, recommended that Quy Nhon city and the peripheral areas should comply with the Government’s approved planning in their urban construction and planning. Specifically, the Area 2 of Nhon Binh ward and Nhon Phu ward are included in the planning of a new and dynamic center and oriented to develop towards decreased construction density, increased green tree areas, and safe water fdrainage corridor development in Ha Thanh river branches; creating ecological urban areas, and urban cultural-recreational service centers with landscape in harmony with natural context; construction works nearby estuary flowing into Thi Nai lagoon being warned to take safety measures before and during flood.

According to Architect Pham Thi Nham, Quy Nhon city should develop towards becoming a multi-center city with interlinked transport systems utilized. The adjacent areas of Quy Nhon Bay should promote development of tourism, administrative services, and high-grade commercial services while the plain areas of Tuy Phuoc and Thi Nai lagoon should not promote urban development and should leave minimum 50-meter distances from road sides for flood water drainage corridor. Rural residential areas in Tuy Phuoc should restrict concentration of construction works but disperse them in sub-regions, placing towards East-West. Regarding transportation, Tuy Phuoc needs to avoid making transport routes become dykes but to ensure under-lying drainage systems to facilitate flood water drainage. Binh Dinh province should develop legal corridor that engage multi sectors, particularly for issues relating to urban planning, construction, development, and transportation, etc.

(Translated and reposted from the website of BinhDinh Newspaper Online)

-------------------------------------------------------------------------------

Tìm “cẩm nang” cho Quy Nhơn và vùng phụ cận

Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng như những hạn chế, bất cập trong quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị đã ảnh hưởng đến tình hình ngập lụt ở TP Quy Nhơn và vùng phụ cận. Tại Hội thảo “Quản lý rủi ro ngập lụt trong phát triển đô thị ở TP Quy Nhơn và vùng phụ cận”, do Sở Xây dựng vừa tổ chức, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã phân tích, làm rõ nguyên nhân và đề xuất nhiều giải pháp khắc phục…

Ngập lụt: Đâu chỉ do BĐKH

Theo Th.S Huỳnh Cao Vân – đại diện nhóm nghiên cứu (NNC) thuộc Văn phòng Điều phối về BĐKH tỉnh Bình Định – do tác động của BĐKH, tình hình lũ lụt, ngập úng vùng hạ lưu sông Côn và sông Hà Thanh ngày càng nghiêm trọng, mức độ ngập lụt ngày càng tăng, thời gian ngập úng kéo dài. Tiêu biểu như đợt mưa lũ xảy ra vào tháng 11.2009, riêng địa bàn phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) đã có gần 4.500 nhà bị hư hại, thiệt hại khoảng 80 tỉ đồng; phường Nhơn Bình thiệt hại trên 200 tỉ đồng…

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ngập lụt ở TP Quy Nhơn và vùng phụ cận là do những hạn chế, bất cập trong công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị. Đó là việc xây dựng các công trình trường học, cụm công nghiệp, trong khi chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề tiêu úng thoát lũ, làm cản trở dòng chảy. Bên cạnh đó, hầu hết các công trình tiêu úng thoát lũ xây dựng không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; nhiều trục tiêu úng thoát lũ bị đổ phế thải gây bồi lấp, nhiều đoạn sông còn bị người dân đổ đất cơi nới nhà cửa.

KTS Phạm Thị Nhâm, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia (Bộ Xây dựng), cũng cho rằng: Dù những rủi ro từ BĐKH chưa có biểu hiện rõ ràng nhưng tác động của đô thị hóa ở TP Quy Nhơn đến tình hình lũ lụt thì rất rõ, nhất là những khu vực trũng thấp. Bên cạnh đó, dù đã được quy hoạch, song trên địa bàn thành phố vẫn còn xảy ra tình trạng cấp phép các công trình xây dựng lấn vào không gian thoát lũ, lấn chiếm không gian trữ nước. Có thể thấy, tỉnh Bình Định không chỉ thiếu những giải pháp quản lý rủi ro ngập lụt, mà còn thiếu các công cụ và hành lang pháp lý trong việc thực thi công tác quy hoạch phát triển đô thị.Tuy nhiên, theo TS Trần Văn Giải Phóng, Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET), tình trạng ngập lụt ở TP Quy Nhơn là do trong quá trình đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng nằm trong vùng thoát lũ, trữ lũ; đường bộ thì nâng cao, xây mới làm cản trở dòng lũ; các cầu mới không đủ khẩu độ để thoát lũ. Bên cạnh đó, việc xây dựng mới các tuyến đường giao thông, các khu đô thị, khu công nghiệp chưa đồng bộ với việc tiêu thoát lũ, càng làm trầm trọng hơn vấn đề ngập úng ở hạ du và trung du. Trong khi đó, thành phố chưa xây dựng bản đồ ngập lụt ở vùng hạ du nên còn bị động trong cảnh báo, ứng phó. Thậm chí, nếu một trận lũ giống như năm 2009 xảy ra, tình trạng ngập lụt và mức độ thiệt hại đối với TP Quy Nhơn sẽ còn nặng nề hơn.

Giải pháp để quản lý rủi ro

Tại Hội thảo “Quản lý rủi ro ngập lụt trong phát triển đô thị ở TP Quy Nhơn và vùng phụ cận”, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm hạn chế tác hại của lũ lụt đối với TP Quy Nhơn và vùng phụ cận.

Theo TS Trần Văn Giải Phóng, TP Quy Nhơn và vùng phụ cận cần tăng cường bảo vệ, tái tạo không gian dành cho nước; sử dụng công cụ quản lý và dự báo lũ lụt trực tuyến giúp dự báo mực nước, khả năng tiêu thoát nước; đưa ra các cảnh báo sớm và chính xác hơn ở các vùng dễ bị ngập; lập kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp hiệu quả hơn; phân tích khả năng trữ nước ở các hồ chứa và vùng hạ du… Đồng thời, trong quy hoạch phát triển đô thị, cần có không gian dành cho nước và hạn chế các công trình, dự án lấn chiếm không gian của nước. Ngoài ra, địa phương cũng cần quan tâm quản lý việc chọn địa điểm xây dựng, phát triển đô thị; quản lý mật độ xây dựng và có biện pháp ngăn lũ lụt ở những vùng trũng, thấp.

Nhà đa năng phòng tránh lũ lụt được Văn Phòng Công tác về BĐKH tỉnh Bình Định xây dựng tại phường Nhơn Phú

Ý kiến của Th.S Huỳnh Cao Vân là TP Quy Nhơn và vùng phụ cận cần xây dựng, phát triển đô thị theo đúng quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt. Cụ thể, khu vực 2 phường Nhơn Bình, Nhơn Phú nằm trong quy hoạch khu trung tâm động lực mới và được xác định phát triển theo hướng giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh, tạo hành lang thoát nước an toàn trên các nhánh sông Hà Thanh; hình thành đô thị sinh thái, trung tâm dịch vụ đô thị, văn hóa – giải trí có cảnh quan phù hợp với khung cảnh thiên nhiên; khuyến cáo các khu xây dựng tại vị trí cửa sông ra đầm Thị Nại phải thực hiện các biện pháp an toàn khi có lũ…

Theo KTS Phạm Thị Nhâm, TP Quy Nhơn cần phát triển theo hướng đa trung tâm và sử dụng hệ thống giao thông kết nối các trung tâm. Vùng giáp vịnh Quy Nhơn nên phát triển du lịch, dịch vụ hành chính, thương mại cao cấp; còn vùng đồng bằng Tuy Phước và đầm Thị Nại không nên phát triển đô thị và phải có khoảng cách tối thiểu 50 m ở mỗi bên đường giao thông để duy trì hành lang thoát lũ. Các vùng dân cư nông thôn ở Tuy Phước nên hạn chế mật độ xây dựng tập trung mà cần phân tán ra các phân khu nhỏ lẻ, bố trí theo hướng Đông – Tây. Về giao thông, Tuy Phước không nên biến các tuyến đường trở thành các con đê mà cần đảm bảo thoát nước ở bên dưới, nhằm tăng cường thoát lũ. Tỉnh Bình Định cần xây dựng hành lang pháp lý theo hướng đa ngành, nhất là với các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị, giao thông…

(Đăng lại từ website Baobinhdinh online)

bottom of page