top of page
Recent Posts
  • tesijones

SHARED-LEARNING-DIALOGUES 2 IN LAO CAI (KÈM BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT)

By: Ngo Phuong Thanh, Program Assistant/Communication Officer, ISET-Vietnam Contributing Authors: Sarah Orleans Reed, Research Associate ISET-Vietnam; Tuyen Nghiem, Technical Staff; ISET-Vietnam

“This is the first time that participants have learned about vulnerability assessments in a systematic way,” said one participant of the Second Shared Learning Dialogue Workshop (SLD 2) in Lao Cai, organized by ISET-Vietnam, NISTPASS and Department of Natural Resources and Environment (DONRE) on March 15, 2013.

According to the report, the city is already facing risks from flooding and extreme weather events, which tend to occur more randomly and away from historical patterns. There are major impacts of natural disaster not only on the communities (human loss, physical loss, production loss, etc.) but also to the infrastructure system.

Participants argued that there is still need for further analysis on financial capacity, mechanisms to implement and monitor the implementation of urban planning, and make planning more participatory in order to better adapt to climate change.

In addition, the role of leadership in planning and enforcement of planning policies are also important factors.

The issue of infrastructure was also raised during the SLD: in particular, the dike system on the banks of the Red River, which was built to prepare for a 4–7% frequency flood. However, the city has historically experienced 1–2% floods. ISET’s technical staff and working group members thus pointed to a less costly, urban planning solution, providing a flood buffer zone between the river and urban areas.

The core working group also presented 4 pilot concept notes of which awareness raising and water shortage were selected as intervention activities to be implemented in the coming months.

The workshop in Lao Cai showed the involvement and active participation of all members of Lao Cai working group throughout the process of vulnerable assessment and also for upcoming intervention activities.

Hội thảo Chia sẻ – Học hỏi – Đối thoại lần 2 tại Lào Cai

Thứ tư, 10/04/2013

Ngô Phương Thanh, Trợ lý Chương trình/Cán bộ Truyền thông, ISET-Việt Nam Sarah Orleans Reed, Cán bộ Nghiên cứu, ISET-Việt Nam

Nghiêm Phương Tuyến, ISET-Việt Nam

“Đây là lần đầu tiên những người tham dự có được một cái nhìn mang tính hệ thống về quá trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương,” một đại biểu tham dự hội thảo Chia sẻ – Học hỏi – Đối thoại lần 2 (SLD2) ở Lào Cai nhận định. Hội thảo do ISET-Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) và Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai tổ chức vào ngày 15/03/2013.

Theo báo cáo đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đưa ra tại hội thảo, thành phố Lào Cai đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ lũ lụt và các hình thái thời tiết cực đoan, đang diễn ra với xu hướng không theo quy luật như trong quá khứ. Thiên tai có tác động lớn không chỉ đối với cộng đồng dân cư (về người, về cơ sở vật chất, về hoạt động sản xuất kinh doanh, v.v.) mà còn đối với hệ thống cơ sở hạ tầng.

Các đại biểu cho rằng vẫn cần phân tích sâu thêm về khả năng tài chính, cơ chế thực thi và giám sát triển khai quy hoạch đô thị, và cần thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của người dân vào hoạt động lập kế hoạch nhằm thích ứng tốt hơn với Biến đổi khí hậu.

Thêm vào đó, vai trò chỉ đạo trong công tác lập kế hoạch và thực thi chính sách quy hoạch cũng là những yếu tố hết sức quan trọng.

Vấn đề cơ sở hạ tầng cũng được nêu lên trong hội thảo, cụ thể là, hệ thống kè ven sông Hồng chỉ được xây dựng để đáp ứng với lũ tần suất 4–7%, trong khi ở thành phố đã từng xuất hiện lũ tần suất 1–2%. Chính vì thế, các cán bộ kỹ thuật của ISET và các thành viên tổ công tác đều đưa ra đề xuất về một giải pháp quy hoạch đô thị ít tốn kém hơn, đó là tạo không gian cho các vùng đệm chống lũ ngăn giữa sông và các khu đô thị.

Tổ công tác nòng cốt của dự án cũng trình bày 4 đề cương về hoạt động thí điểm, trong đó 2 đề cương về nâng cao nhận thức và giải quyết vấn đề thiếu nước đã được chọn để xây dựng hành động can thiệp và dự kiến sẽ triển khai trong các tháng tới.

Hội thảo này đã cho thấy sự tham gia và đóng góp tích cực của tất cả các thành viên tổ công tác tại Lào Cai trong suốt quá trình thực hiện đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và cả các hoạt động thí điểm trong thời gian sắp tới.

bottom of page