top of page
Recent Posts
  • Dr. Stephen Tyler

RESILIENT URBAN DEVELOPMENT IN DA NANG, VIETNAM: ROUNDTABLE WORKSHOP (KÈM BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT)

BY: STEPHEN TYLER, SENIOR ASSOCIATE, VICTORIA, B.C., CANADA. ORIGINALLY POSTED ON WWW.ACCCRN.ORG

As the city of Da Nang expands, it will need to make more space for floodwater to accommodate future extreme climate events. This suggestion was put forward by many of the expert speakers at a recent high-level roundtable workshop on urban development in the city. The workshop was organized by the city’s Climate Change Coordination Office (CCCO) and by ISET, and included presentations on city plans from local government technical agencies, suggestions from international and Vietnamese experts, and review comments from representatives of national Ministries.

The half-day workshop was co-chaired by Dr Phung Tan Viet, Vice-Chair of the Da Nang City People’s Committee, and Dr Marcus Moench, Director of ISET International. The workshop was intended to provide an opportunity for discussion of how urban development plans for Da Nang might have to be adjusted to accommodate climate change.

While Da Nang is already recognized as a leader among Vietnamese cities for its investments in environmental improvement and international cooperation projects on climate change planning, city officials recognize the need to do more. Results of climate downscaling undertaken by ISET International suggested that climate change could lead to more intense extreme rainfall events in future. Da Nang already suffers from flooding, and urban development is expanding into low-lying areas adjacent to the floodplain of the Vu Gia – Thu Bon river system along the major roadways south of the city. Hydrology experts from Arup calculated that the volume of floodwater in the river system’s downstream reaches during recent flood events exceeded the capacity of the river channel by a factor of almost 20 times, so flooding was unavoidable.

Future sea level rise and more intense rainfall mean that extreme events will probably lead to more severe floods unless multiple adaptive measures are taken. Suggestions included better management of upstream reservoirs, protection of broad riverbank setbacks to allow for flood volumes, large areas for floodwater retention to slow runoff, urban planning to reduce flow barriers and provide refuge sites, and flood bypass channel construction. Many of these adaptive measures require setting aside large areas of flood plain lands now and protecting them from intensive urban development. These areas may be suitable for recreation, habitat restoration, and for managed wetland uses, but once they are developed for urban residential or commercial uses, it will become very costly to protect them from floods. Dr Ho Long Phi, director of the Center of Water Management and Climate Change, Viet Nam National University in Ho Chi Minh City, advised Da Nang to avoid the costly planning mistakes made by Bangkok and Ho Chi Minh City, such as over-development of urban lands, filling drainage channels and floodplains, and too little permeable surface area to slow runoff.

With ACCCRN support, the Da Nang city Department of Construction now has a combined hydrologic / hydraulic model that can be used to assess flood levels under various scenarios of future urban development and river flows. City officials will use this model, and other suggestions from the workshop, to further examine planning options for urban development that is resilient to climate change.

Phát triển đô thị thích ứng với Biến đổi khí hậu tại Đà Nẵng, Việt Nam: Hội nghị bàn tròn

Thứ 2, 08/04/2013

Stephen Tyler, Cố vấn cấp cao, Victoria, B.C., Canada.

Trong quá trình phát triển mở rộng, thành phố Đà Nẵng sẽ cần quy hoạch thêm không gian cho nước lũ để thích ứng với các biến cố cực đoan trong tương lai. Rất nhiều diễn giả là chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau đã nêu lên nhận định này trong một hội nghị bàn tròn cấp cao được tổ chức mới đây về chủ đề phát triển đô thị của thành phố. Hội nghị do Văn phòng Điều phối về Biến đổi khí hậu (CCCO) và ISET tổ chức, và đã có nhiều bài trình bày của các cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương về quy hoạch thành phố, đề xuất của các chuyên gia trong và ngoài nước, và xem xét ý kiến của các đại diện ở cấp bộ.

Hội nghị diễn ra trong nửa ngày với sự chủ trì của ông Phùng Tấn Viết – Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và TS. Marcus Moench – Chủ tịch tổ chức ISET-Quốc tế. Sự kiện này được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các thảo luận xoay quanh những điều chỉnh trong kế hoạch phát triển đô thị mà thành phố Đà Nẵng có thể phải thực hiện nhằm thích ứng với Biến đổi khí hậu (BĐKH).

Tuy Đà Nẵng được xem là một trong những thành phố đi đầu ở Việt Nam về đầu tư cho công tác cải tạo môi trường và các dự án hợp tác quốc tế về lập kế hoạch liên quan đến BĐKH, cán bộ thành phố nhận thức được rằng còn rất nhiều việc cần làm. Theo kết quả chi tiết hóa bản đồ khí hậu do ISET-Quốc tế thực hiện, BĐKH có thể dẫn tới các trận mưa nghiêm trọng hơn trong tương lai. Đà Nẵng đã phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt. Thêm vào đó, quá trình phát triển đô thị đang mở rộng ra các khu vực trũng thấp phụ cận với lưu vực hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn dọc các tuyến đường chính ở phía nam thành phố. Theo tính toán của các chuyên gia thủy văn thuộc tổ chức Arup, tổng lượng nước lũ trên các khu vực hạ nguồn của hệ thống sông này trong các trận lũ gần đây đã vượt quá sức chứa của dòng sông gần 20 lần, vì thế lũ lụt là không tránh khỏi.

Nước biển dâng và mưa lớn nghiêm trọng hơn trong tương lai cũng có nghĩa là các hiện tượng cực đoan có thể sẽ gây lũ lụt nghiêm trọng hơn nếu không thực hiện đồng loạt nhiều biện pháp thích ứng. Đã có một số đề xuất được đưa ra bao gồm: quản lý tốt hơn các hồ chứa ở thượng nguồn, bảo vệ khu vực đệm ven sông để trữ lũ, dành không gian cho các khu vực chứa nước rộng để nước lũ rút từ từ, quy hoạch đô thị theo hướng giảm vật cản thoát lũ và có các khu vực trú ẩn, và xây dựng các kênh đào thoát lũ. Nhiều biện pháp thích ứng được nêu đòi hỏi phải bảo vệ các một diện tích lớn khu vực đồng bằng trữ lũ, tránh tình trạng phát triển đô thị quá ồ ạt trong tương lai. Những khu vực này có thể phù hợp để xây dựng khu vui chơi giải trí, phục hồi sinh thái và quy hoạch thành đất ngập nước, nhưng khi đã được phát triển thành khu dân cư hoặc hoặc phát triển thương mại thì sẽ rất tốn kém để bảo vệ khi lũ lụt xảy ra. TS. Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý Nước và BĐKH, trường đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Đà Nẵng nên tránh những sai lầm tốn kém về quy hoạch tương tự trường hợp của Băng-cốc và thành phố Hồ Chí Minh, gồm việc phát triển đất đô thị quá mức, lấp kín các kênh rạch và đồng bằng trữ lũ, và để chừa quá ít diện tích mặt đất ngấm nước để nước thoát từ từ.

Với sự hỗ trợ của chương trình ACCCRN, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã có trong tay một mô hình kết hợp thủy lực – thủy văn, có thể sử dụng để đánh giá mức lũ ở những kịch bản phát triển đô thị và lưu lượng khác nhau. Các cán bộ của thành phố sẽ sử dụng mô hình này cùng các khuyến nghị đưa ra tại hội thảo để xem xét kỹ lưỡng hơn về các phương án quy hoạch nhằm thích ứng tốt hơn với BĐKH trong quá trình phát triển đô thị.

bottom of page