top of page
Recent Posts
  • tesijones

Building Climate Resilience: Results from a Hydrology and Urban Development Simulation Model (KÈM BẢ

Da Nang’s Climate Change Coordination Office, together with the assistance of the Institute for Social and Environmental Transition-International, recently completed a hydrology and urban development simulation model project in the city of Da Nang. The USD$ 224,448 project, funded by the Rockefeller Foundation aimed to:

  • Develop and support a database on Da Nang’s socioeconomic development to assist the management of urban development, climate change and sea level rise;

  • Develop a hydrologic-hydraulic model, and simulate urban flood maps under different urban development, climate change and sea level rise scenarios;

  • Contribute to steering city urban plans towards sustainable development in the context of exacerbating climate change and sea level rise;

  • Build awareness among organizations and local people about the potential impacts of climate change and sea level rise on urban development; and

  • Build the capacity of staff from relevant agencies in the application of hydrologic-hydraulic modeling.

ISET joined efforts to redevelop the plan for the southern area of the city

  • The project, which drew to a close in August 2013, produced a number of key results, which moving forward should be carefully considered when carrying out urban development planning and climate change resilience strategies within the city.

Above: Modification to the draft of Da Nang’s urban master plan until 2030 with vision to 2050.

  • A summary of the projects key results is listed below:

  • Construction in floodplain and floodway areas increases flood levels, changes flood patterns, and leads to more severe flood events in urban areas and low-lying flood-prone areas of Da Nang.

  • Climate change and sea level rise will increase the intensity and frequency of extreme rainfall events in Da Nang and its surroundings.

  • Flooding is a critical issue that needs to be addressed step-by-step.

  • Using the results of the model and the approach suggested by ISET-International experts, DOC worked with the Da Nang Urban Planning Institute to adjust Da Nang’s Development Plan. This included widening the floodways and maintaining/improving most of the existing low-lying rural areas; and adjusting land use planning in riverine areas to adapt to and minimize risks from future urban flooding. On December 04, 2013, the Prime Minister approved the modifications to Da Nang’s Development Plan under decision no. 2357/QĐ-TTg.

The project’s final report (in English and Vietnamese), which includes suggested modifications to Da Nang’s development plan based on the results of the study can be found here. For more information, please contact: danang.ccco@gmail.com.

  • People living in flood plain areas are highly exposed to flood risks and will suffer from increases in flood damages and recovery costs.

  • When carrying out urban infrastructure plans (especially land filling and water drainage plans), there would be large risks associated with relying on warning levels of historical floods and hydrological data from the hydro-meteorological center of middle central Vietnam.

  • If the “Da Nang development plan until 2030 with vision to 2050” is used to inform urban planning in the southern area of the city, flood levels are likely to increase and this may lead to serious urban flood issues in the future.

  • International practices in urban planning suggests protection of floodplains is necessary for emergency flood retention and can be used for recreational or agricultural purposes.

  • Floods can affect the city’s reputation and future land prices.

  • The local government will face higher costs to repair urban infrastructure.

Using the results of the model and the approach suggested by ISET-International experts, DOC worked with the Da Nang Urban Planning Institute to adjust Da Nang’s Development Plan. This included widening the floodways and maintaining/improving most of the existing low-lying rural areas; and adjusting land use planning in riverine areas to adapt to and minimize risks from future urban flooding. On December 04, 2013, the Prime Minister approved the modifications to Da Nang’s Development Plan under decision no. 2357/QĐ-TTg.

The project’s final report (in English and Vietnamese), which includes suggested modifications to Da Nang’s development plan based on the results of the study can be found here. For more information, please contact: danang.ccco@gmail.com.

Mai Huong, Da Nang CCCO

Original post on CCCO Đà Nẵng website

Climate Change Coordination Office of Da Nang city

Director: Mr. Dinh Quang Cuong

Address: 42 Bach Dang, Da Nang

Tel: 0511.3888508 – Fax: 0511.3825321

Email: danang.ccco@gmail.com – Website: http://ccco.danang.gov.vn/

 

XÂY DỰNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ MÔ HÌNH NGẬP LỤT

Dự án “Xây dựng mô hình thuỷ văn và mô phỏng sự phát triển đô thị” do Quỹ Rockefeller – Hoa Kỳ tài trợ thông qua Viện Nghiên cứu Chuyển đổi môi trường và xã hội (ISET) được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt theo Quyết định số 1862/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2011 với tổng vốn viện trợ Phi chính phủ nước ngoài là 224.448 USD.

Dự án này được thực hiện nhằm xây dựng mô hình liên kết thuỷ văn – thuỷ lực và hỗ trợ cơ sở dữ liệu cho Đà Nẵng để xem xét các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và phát triển đô thị phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội và công tác quản lý đô thị thành phố; Xây dựng mô hình thủy văn-thủy lực, lập các bản đồ ngập lụt đô thị ứng với các kịch bản phát triển đô thị, kịch bản Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng khác nhau, để mô phỏng quy hoạch đô thị và xây dựng các hành động thích ứng với điều kiện khí hậu tương lai (sự thay đổi lưu lượng và dòng chảy của sông, cường độ lũ trên sông ngày càng trầm trọng do nước biển dâng, thay đổi chất lượng nước do xâm nhập mặn, tích tụ các chất ô nhiễm…); Nâng cao nhận thức của người dân và các cơ quan về tác động tiềm ẩn của Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng đến quá trình phát triển đô thị; Góp phần định hướng việc quy hoạch thành phố phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn biến ngày càng phức tạp; và Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tại các cơ quan về ứng dụng mô hình thủy văn-thủy lực trong công tác quản lý đô thị, thiết kế đô thị nhằm xây dựng khả năng thích ứng của thành phố trước các tác động tiềm ẩn của Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng đến quá trình phát triển bền vững của thành phố.

Đến nay dự án đã hoàn tất và đạt được nhiều kết quả quan trọng, qua đó, Văn phòng Biến đổi khí hậu kính giới thiệu đến đọc giả Tài liệu tóm tắt kết quả dự án. Tài liệu bao gồm 3 phần chính: (1) Mục tiêu chính của dự án, (2) Kết quả dự án; (3) Các giải pháp điều chỉnh quy hoạch chung của Đà Nẵng hướng tới phát triển bền vững từ kết quả mô hình thuỷ văn.

Chúng tôi xin trích dẫn một số thông điệp chính của dự án như sau:

  • Phát triển đô thị ở vùng trũng thấp và vùng thoát lũ làm mực nước lũ dâng cao và thay đổi hình thái ngập lụt, gây ngập lụt trầm trọng hơn ở khu vực đô thị và những khu vực lân cận có cao trình thấp vốn đã thường xuyên ngập lụt tại Đà nẵng.

  • Việc lập, thẩm định các đồ án Quy hoạch hạ tầng đô thị (đặc biệt là san nền, thoát nước) dựa trên cơ sở mốc báo lũ của các trận lũ quá khứ và số liệu thuỷ văn mực nước từ Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Trung Trung bộ sẽ không an toàn do quá trình phát triển đô thị và diễn biến của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai.

  • Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm tăng cường độ mưa và tần suất các đợt mưa cực trị ở Đà nẵng và các khu vực xung quanh.

  • Việc điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Đà nẵng đến năm 2030 tầm nhìn 2050 nếu theo hướng đô thị hoá toàn bộ khu vực phía nam thành phố thì có thể làm gia tăng mực nước lũ và tình trạng ngập lụt đô thị trong tương lai.

  • Ngập lụt là vấn đề rất quan trọng cần phải từng bước được giải quyết.

  • Theo kinh nghiệm thế giới về quy hoạch đô thị và phát triển những “thành phố xanh,” việc bảo vệ những vùng đất thấp, vùng thoát lũ để làm nơi trữ lũ khẩn cấp là cần thiết. Các khu vực này chỉ dành cho mục đích về giải trí và nông nghiệp.

  • Người dân ở vùng trũng thấp bị ảnh hưởng thường xuyên của ngập lụt sẽ chịu sự gia tăng về thiệt hại và chi phí khắc phục hậu quả do ngập lụt gây ra.

  • Ngập lụt làm ảnh hưởng tới vị thế của thành phố cũng như giá đất trong tương lai, đồng thời chính quyền thành phố sẽ tốn nhiều chi phí để khắc phục thiệt hại của cơ sở hạ tầng đô thị.

Từ kết quả của mô hình và phương án tiếp cận do các chuyên gia ISET nghiên cứu, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với Viện Quy hoạch Xây dựng Đà Nẵng nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung theo hướng mở rộng hành lang thoát lũ, giữ lại chỉnh trang đa số các khu vực nông thôn có cao độ thấp và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại các khu vực ven sông nhằm thích ứng và giảm tối đa ngập lụt đô thị trong tương lai. Hiện nay, đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ Tướng phê duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 4/12/2013 theo hướng như trên.

Bạn có thể download file tài liệu (tiếng Việt và tiếng Anh) tại đây. Để biết thêm thông tin, vui lòng gửi email về địa chỉ: danang.ccco@gmail.com, chúng tôi sẽ phản hồi đến quý bạn đọc.

Mai Hương, CCCO Đà Nẵng

Bài viết của CCCO Đà Nẵng

Văn phòng thuộc Ban chỉ đạo thành phố Ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng

Chánh Văn Phòng: Ông Đinh Quang Cường

Địa chỉ: 42 Bạch Đằng, Đà Nẵng

Điện thoại: 0511.3888508 – Fax: 0511.3825321

Email: danang.ccco@gmail.com – Website: http://ccco.danang.gov.vn/

bottom of page